GẠC HƯƠU
Nguồn gốc
Gạc hươu, là nhung để già, cứng lên thành gạc hay sừng. Hàng năm vào cuối hạ, hươi nai cọ đầu vào cây cho sừng rụng. Trong gạc hươu nai huyết đã khô kiệt, có khi cong da bọc, có khi hết cả da, chỉ còn trơ gạc sang bong, màu vàng hay hơi đỏ hoặc trắng ngà. Phần dưới to có nhiều u nhỏ tròn nổi lên, phần trên nhẵn và nhọn. Là loài duy nhất trong số các loài thú có khả năng tái sinh trọn vẹn một bộ phận cơ thể - trong trường hợp này là bộ gạc. Các nhà khoa học giờ đây cho rằng tế bào gốc có thể đóng vai trò quyết định trong khả năng ấn tượng đó.
"Gạc hươu là ví dụ duy nhất trong tự nhiên có thể giúp chúng ta hiểu cơ chế tái sinh mặc dù còn lâu nữa chúng ta mới có thể ứng dụng nó với người", giáo sư Joanna Price từ Đại học Thú y hoàng gia Anh nói.
Gạc là cấu trúc lớn được tạo thành từ xương và tăng trưởng hằng năm, chết đi, rụng xuống và rồi lại tái sinh. Bộ phận này mọc hoàn chỉnh trong khoảng 3-4 tháng, và với tốc độ đó, nó trở thành loại mô sống tăng trưởng nhanh nhất.

Gạc hươu đỏ khi chưa rụng
Sau khi đạt đến kích cỡ tối đa, xương gạc bắt đầu cứng lại và lớp da mềm mại sẫm màu phủ bên ngoài bắt đầu rụng dần. Khi lớp da rụng hết, chỉ còn lại bộ xương không, nó trở thành thứ vũ khí sắc bén trong các cuộc ẩu đả.
Vào cuối mùa kết đôi, hươu rụng bộ gạc đi để bảo tồn năng lượng. Đến mùa xuân kế tiếp, một cặp gạc mới sẽ mọc lên từ mô xương nhú ra khỏi đỉnh đầu con vật.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng chính tế bào gốc - loại tế bào có khả năng phân hóa thành nhiều dạng mô chuyên biệt - là nền tảng của quá trình này. Điều chỉnh nó là một vài dạng truyền tín hiệu, có thể do các hoóc môn như oestrogen và testosterone quy định.
Mục tiêu lâu dài của nghiên cứu là hiểu rõ hơn đường truyền tín hiệu hóa học của quá trình tái sinh bộ gạc, với hy vọng có thể áp dụng để phát triển những phương pháp điều trị mới cho những căn bệnh như Parkinson, là những loại bệnh có mô bị hư hỏng.
"Nếu chúng ta biết lý do khiến loài vật này có thể làm được điều mà các loài khác không thể, chúng ta có thể bắt đầu nói "Liệu có thể bắt chước tín hiệu này cho những người bị thương hoặc bảo tồn mô hư hỏng không?", Price nói.

Gạc hươu đỏ mùa thu hoạch.
GẠC HƯƠU TUYẾT.
Hươu tuyết toàn thân hươu có màu trắng hồng hoặc trắng mây. Da hươu trắng hồng, xung quanh viền mắt màu hồng, con ngươi mắt có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận.

Hai loại hươu đỏ và tuyết ở vùng Altai sibiri
Hươu tuyết là loại đặc biệt quý hiếm và được các quốc gia như Nga, Mỹ xếp vào danh sách được bảo tồn đặc biệt. Hươu tuyết ở cả Nga và Mỹ số lượng ước tính khoảng 3000 cá thể.

Putin đang hỏi thăm các chú hươu ở vùng Altai sibiri (2010).
Nhung của chúng không được khai thác nếu có thì rất hiếm thấy. Gạc của hươu tuyết cũng không được cắt khi nào đến mùa gạc hươu già rụng xuống mới được lượm dùng.Gạc hươu tuyết khác gạc hươu đỏ ở chỗ nhẵn hơn, ít nhánh hơn và có màu trắng ngà toàn thân, dài 70-120cm và đường kính chừng 3-5cm. nhung hươu
C. Thành phần hóa học
Trong gạc hươu có khoảng 25% chất keo (keratin) 50-60% canxi photphát, canxi cacbonat, một ít chật đạm và ít nước. Theo y lý truyền thống, gạc hươu tuyết có tác dụng tốt hơn hươu thường gấp nhiều lần. Đó có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong gạc hươu tuyết khác gạc hươu thường.
